Những loại hình và quy cách của quảng cáo ngoài trời mà doanh nghiệp nên biết

776 lượt xem

Mang sản phẩm – đứa con tinh thần của mình trưng bày giữa những điểm công cộng trên đường phố, doanh nghiệp chẳng thể phó mặc hết thảy cho công ty quảng cáo từ khâu chuẩn bị nội dung, thiết kế cho tới in ấn.

Hơn ai hết doanh nghiệp hiểu sản phẩm của mình rõ nhất, bởi vậy doanh nghiệp cần nắm rõ các kích thước của từng loại quảng cáo ngoài trời để có lựa chọn thông minh và thiết kế sáng tạo.

Quảng cáo ngoài trời tấm lớn (Pano/Billboard)

Pano/Billboard được hiểu là các quảng cáo tấm lớn tầm cao, được lắp đặt ở chiều cao từ 10m trở lên và kích thước giao động từ 50m2 – 250m2.

Tùy theo vị trí lắp đặt để phân biệt giữa pano và billboard.

– Pano thường được đặt trong nội thành, có một mặt được ốp vào tường

– Billboard được đặt tại khu vực ngoài thành (cửa ngõ thành phố, các đường cao tốc, quốc lộ), được lắp trên 1, 2 hoặc 3 trụ cao, đứng độc lập, có thể có 1 hoặc 2 mặt.

Quảng cáo Billboard 3 mặt cho Lotte Finance

Quảng cáo tấm lớn dạng phổ biến nhất được sử dụng chất liệu có thể là hộp đèn hoặc dùng hiflex không xuyên sáng với đèn chiếu hay hình thức hiện đại hơn như quảng cáo động trivision.

Quảng cáo ngoài trời tầm thấp (Street furniture)

Trên phố, các dải phân cách, vỉa hè, các trạm giao thông công cộng thường dễ dàng bắt gặp các quảng cáo ngoài trời tầm thấp.

Những quảng cáo ngoài trời này phần lớn có mái che và được cấu tạo bằng hộp đèn hoặc LCD.

Street furniture có 3 loại chính:

– Quảng cáo ngoài trời tại nhà chờ xe buýt (BusShelter)

– Quảng cáo tại trạm thông tin (Information Kiosk)

– Quảng cáo trụ hộp đèn (BriteLite)

Quảng cáo biển hộp đèn trong sân bay 

So với quảng cáo ngoài trời tấm lớn thì quảng cáo ngoài trời tầm thấp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận trực tiếp đối tượng mục tiêu.

Quảng cáo tại nhà chờ xe buýt hướng tới đối tượng học sinh/sinh viên trong khi quảng cáo tại các trạm thông tin tại siêu thị, trung tâm thương mại chủ yếu dành cho các đối tượng người đi làm hay đã có gia đình,…

Quảng cáo trên phương tiện giao thông (Transit)

Phổ biến nhất phải kể đến các quảng cáo trên các xe bus, xe taxi hay xe đẩy, xe hành lý, ghế ngồi tại sân bay.

Thông thường sẽ được dùng chất liệu hiflex dán cố định vào thân xe, cánh cửa của xe.

Hình thức này còn được phát triển thêm các poster được gài/ dán ở các mặt sau ghế trên xe taxi hay ghế chờ tại khu vực chờ bến tàu, nhà ga, sân bay.

Quảng cáo Zalo Pay trên taxi VinaSun

POSM (Point Of Sales Material)

Được hiểu là áp dụng bằng việc in quảng cáo lên các vật dụng cá nhân và tất cả các vật liệu phụ trợ trực quan và trưng bày, đặt tại nơi bán hàng, khu vui chơi, công viên, nhà hát…

Hình thức này rất hữu ích đối với các nhãn hàng tiêu dùng như in ấn quảng cáo lên quà tặng (mũ, ô, áo mưa, bút, khăn, đồ chơi…).

Nguồn: Tổng Hợp

Thông báo chính thức: Lưu ý nhỏ: Độ hiển thị màu ở các máy tính khác nhau, màu sắc bản in bên ngoài có thể đậm hoặc nhạt hơn không đáng kể so với trên màn hình. Gửi file đặt in tại đây: tanhunginuv@gmail.com và tổng đài đặt in 0903.500.560 để chúng tôi tư vấn được chính xác nhất!

HOTLINE TƯ VẤN